Chuyên gia: Luật mới chính thức có hiệu lực từ 1/8, "đón sóng, lướt sóng ảo" sẽ không thể xảy ra, doanh nghiệp hết thời "tay không bắt giặc"

Đây là nhận định của TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam khi các luật liên quan đến bất động sản chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8.

Chia sẻ tại tọa đàm "Tiêu điểm đầu tư bất động sản trong bối cảnh mới", TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản 20 năm trở lại đây đã tăng trưởng rất nhanh. Tuy nhiên, sau thời gian tăng trưởng mạnh, từ năm 2018 - 2019 đến nay đã xuất hiện những dấu hiệu gặp khó. Nguyên nhân là do những vướng mắc về thể chế, pháp lý. Hiện cả nước có trên 1.200 dự án, trên 30 tỷ USD, nằm chờ rà soát thanh tra.

Trước thực trạng đó, Chính phủ, Quốc hội đã sửa đổi các luật liên quan đến thị trường như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng.

Trong các luật sửa đổi lần này, quan điểm của các nhà làm luật là nhằm đồng nhất các quy định thể chế, liên quan đến sử dụng đất đai, không để tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật, giúp cho các hoạt động đầu tư, sử dụng các nguồn lực đất đai được rõ ràng, minh bạch, hướng đến việc làm thế nào đẩy mạnh năng lực thực tế.

"Các khó khăn của thị trường thời gian vừa qua cũng chính là sự sàng lọc cuộc chơi. Thị trường chỉ còn lại những doanh nghiệp đủ năng lực. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ buộc phải cùng liên doanh, liên kết để có đủ sức phát triển và tồn tại trên thị trường.

Khi các luật có hiệu lực, các doanh nghiệp sẽ không thể "tay không bắt giặc", việc phát triển các dự án sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Các nhà đầu tư phải là người làm thật chơi thật. Việc đón sóng, lướt sóng ảo sẽ không thể xảy ra khi các quy định pháp luật mới có hiệu lực", ông Đính nhận định.

Ông Đính chia sẻ thêm, một số điểm mới của các luật liên quan đến thị trường bất động sản như bảng giá đất trước quy định 5 năm 1 lần, do trung ương quyết định, tuy nhiên hiện nay bảng giá đất được cập nhật hàng năm, phân quyền xuống địa phương. Các thông tin về giá đất chặt chẽ, rõ ràng, để cuộc chơi có tính chất sòng phẳng, công bằng hơn.

Bên cạnh đó là các quy định về đầu tư, nhà ở xã hội, bán nhà cho người nước ngoài... đó là những quy định mới sẽ tạo cuộc chơi hay hơn, hấp dẫn hơn trong thời gian tới.

Đặc biệt, vấn đề giá đất cũng là điểm nghẽn rất lớn, nếu không giải quyết được sẽ tiếp tục gây tắc nghẽn các dự án, kéo theo đó là nhiều vấn đề ách tắc cho thị trường bất động sản.

Về vấn đề này, Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, sự khó lường trong cách xác định giá đất dễ khiến những doanh nghiệp mới tham gia thị trường rơi vào thế "vỡ trận" nếu không có năng lực tài chính, dòng tiền tốt. Khi tiền sử dụng đất được xác định cao là một trong những nguyên khiến doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp đầu tư bất động sản "chân ướt chân ráo" vào thị trường, gặp khó khăn, thậm chí thua lỗ nặng. Nếu không "xoay" được tài chính để nộp tiền sử dụng đất, doanh nghiệp rơi vào thế kẹt: tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước để "xóa" nợ không được, triển khai tiếp dự án cũng không xong vì không có nguồn vốn xây dựng.

"Chi phí về tiền sử dụng đất là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lớn khi chủ đầu tư xây dựng giá thành, giá bán trong lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, cách xác định giá đất hiện nay của cơ quan chức năng dễ rất khó cho các chủ đầu tư có thể "ước tính" trong quá trình chuẩn bị đầu tư; có thể gây rủi ro trong khâu tiêu thụ, khai thác cũng như đánh giá hiệu quả của khoản đầu tư.

Do đó, việc xác định được giá đất trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư là một trong những điều kiện quan trọng để chủ đầu tư xác định, tính toán hiệu quả đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp xem xét nên tham gia thực hiện các dự án theo phương thức đấu giá; khi đó tiền sử dụng đất (giá khởi điểm) đã được xác định rõ, không còn là "ẩn số" như các dự án doanh nghiệp bồi thường giải phóng mặt bằng trước, nộp tiền sử dụng đất như hiện nay", ông Tuấn nêu.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện yêu cầu tập trung chỉ đạo ban hành đầy đủ, các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

"Choáng" với giá biệt thự Tp.HCM chạm mốc 700 tỉ đồng/căn

Trong báo cáo quý 3/2024, DKRA Group chỉ ra mức giá sơ cấp phân khúc nhà phố, biệt thự Tp.HCM và khu lân cận.

Nhà đầu tư phía Nam: "Tôi chờ đến cuối năm để mua đất giá rẻ"

Đó là tâm sự của một nhóm người mua vẫn trong trạng thái chờ đợi, nghe ngóng. Họ vẫn kì vọng từ nay đến cuối năm thị trường sẽ có thêm một đợt "ngộp" về giá diễn ra ở phân khúc đất nền, nhà phố.

Thị trường bất động sản “náo nhiệt” trở lại

Thị trường bất động sản (BĐS) quý III nói riêng và 9 tháng đầu năm 2024 ghi nhận sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Có bất động sản tăng giá bền vững, có bất động sản chỉ mãi “ngủ đông”, lý do của sự khác biệt không phải người mua nào cũng biết

Nhà hiện không chỉ là nơi ở mà còn là tài sản có giá trị, là nơi cất trữ tiền sau cả quá trình làm việc, tích lũy.

Xây cầu vượt QL1 ở nút giao Ba Bàu vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Bộ GTVT vừa có quyết định phê duyệt, điều chỉnh nghiên cứu khả thi, xây cầu vượt ở nút giao Ba Bàu vào cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây nhằm tránh xung đột giao thông.
Đăng tin ngay