Giải pháp nào thực hiện tốt quy hoạch Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050?

Sáng 22.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên đề về nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Cơ sở pháp lý sắp xếp lại không gian phát triển

Trực tiếp truyền đạt tại lớp bồi dưỡng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Hồng Hải nhấn mạnh: "Quy hoạch tỉnh là cơ sở pháp lý để tỉnh sắp xếp lại không gian phát triển, hoạch định chính sách, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm triển khai thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh".

Theo ông Nguyễn Hồng Hải, quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định quan điểm phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; tận dụng hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; phát huy tối đa nhân tố con người; xem con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng và mục tiêu của sự phát triển.

Trong đó, mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, Bình Thuận trở thành tỉnh năng động, làm giàu bền vững từ biển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của vùng và cả nước. Là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển mang tầm quốc gia, quốc tế; trung tâm năng lượng xanh của cả nước, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Cũng với mục tiêu trên, đến năm 2050, Bình Thuận trở thành cực phát triển quan trọng của khu vực Duyên hải Trung bộ, có kinh tế biển phát triển bền vững, cơ cấu kinh tế hiện đại. Là trung tâm năng lượng sạch; trung tâm cung cấp dịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế, y tế, giáo dục chất lượng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, bố trí không gian phát triển theo nguyên tắc "Một trục động lực - Hai trục liên kết - Ba trung tâm - Ba hành lang phát triển".

Theo đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ phát triển mạnh. Trong đó, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông lâm, thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng; tạo điều kiện thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, các thiết bị điện, linh kiện điện tử, công nghiệp phụ trợ… cho ngành năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Trở thành trung tâm năng lượng của quốc gia

Ngoài ra, Bình Thuận chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất điện, sớm trở thành trung tâm năng lượng của quốc gia, nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng điện cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Ưu tiên phát triển các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch như điện gió, nhất là điện gió ngoài khơi và hydrogen, điện mặt trời, điện khí LNG. Nghiên cứu khai thác tối đa tiềm năng thủy điện trên các hồ thủy lợi; rà soát, điều chỉnh diện tích, quy mô quy hoạch điện gió trên bờ theo quy định hiện hành và phù hợp tình hình thực tiễn.

Xây dựng, chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, có sức cạnh tranh và thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, phát triển nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xanh, sinh thái, tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các khu vực có tiềm năng.

Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch và năng lượng quốc gia vào năm 2030

Song song đó, tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, xây dựng Bình Thuận trở thành Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, quốc tế. Giữ vững hình ảnh du lịch Bình Thuận "An toàn - thân thiện - chất lượng" với hạt nhân là Khu du lịch quốc gia Mũi Né trở thành điểm đến du lịch xanh và thông minh, một trong những điểm đến hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Nguyễn Hồng Hải thông tin thêm: "Tỉnh ủy Bình Thuận vừa ban hành Nghị quyết số 16 về lãnh đạo thực hiện quy hoạch tỉnh. Trong đó xác định các nhiệm vụ giải pháp thực hiện là tập trung quán triệt, tuyên truyền và quản lý quy hoạch theo tổng thể quốc gia; quy hoạch ngành, vùng. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung phát triển "3 trụ cột" kinh tế của tỉnh gắn với kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, phát triển mạnh kinh tế biển, hệ thống đô thị; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để Bình Thuận phát triển nhanh và bền vững".

 

Bài viết cùng chuyên mục

Chuyên gia dự báo diễn biến đất nền phía Nam sau Tết nguyên đán 2025, lộ diện các khu vực giá chính thức “bật tăng”

Tiếp tục là phân khúc được chú ý thời điểm cận Tết, đất nền phân lô và đất dự án phía Nam được dự báo sẽ có những “đảo chiều” về giá và giao dịch sau Tết nguyên đán.

Chuyên gia: Giai đoạn khủng hoảng nhất của bất động sản đã qua

Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản năm 2025 sẽ có sự hồi phục rõ rệt, tuy nhiên các nhà đầu tư cần lựa chọn những sàn phẩm thích hợp để đầu tư.

"Đất nền sẽ tăng giá mạnh sau Tết nguyên đán"

Đó là chia sẻ của anh V, một nhà đầu tư có nhiều năm “chinh chiến” trên thị trường đất nền phía Nam. Trải qua các chu kì của bất động sản, nhà đầu tư này tin rằng, sau Tết nguyên đán, giá đất nền sẽ bật tăng. Người mua khó mua được các lô đất giá tốt như trong giai đoạn cuối năm 2023 đến nay.

Thị trường đất nền phía Nam "chưa chịu" nghỉ Tết

Nếu cùng kì năm ngoái, thị trường nhà đất phía Nam đã "nghỉ Tết" thì năm nay không khí mua bán vẫn diễn ra nhộn nhịp ở một số khu vực. Môi giới hăng say dẫn khách, chào bán sản phẩm.

Bình Thuận nói gì về vướng mắc tại dự án hơn 1.000 ha của Novaland?

Dự án NovaWorld Phan Thiết của Novaland đã bán sản phẩm cho khách hàng nhưng gặp nhiều vướng mắc.

Tin mới về điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Phan Thiết

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sân bay Phan Thiết.