Quy mô kinh tế 121.000 tỷ, Bình Thuận khát vọng trở thành nơi đáng sống

Với quy mô nền kinh tế năm 2024 đạt 121.000 tỷ đồng, Bình Thuận đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển quốc gia và quốc tế; trở thành trung tâm năng lượng xanh của cả nước.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hoài Anh , Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận - cho biết, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân là mục tiêu quan trọng, mang ý nghĩa chiến lược trong phát triển tỉnh Bình Thuận. Bức tranh kinh tế xã hội của Bình Thuận năm nay có nhiều điểm sáng.

Quy mô kinh tế 121.000 tỷ, Bình Thuận khát vọng trở thành nơi đáng sống- Ảnh 1.

Quy mô nền kinh tế Bình Thuận năm 2024 đạt 121.000 tỷ đồng.

Cụ thể, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) năm nay tăng 7,25%. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 10,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 12%. Du lịch phát triển, toàn tỉnh đón gần 10 triệu lượt khách, doanh thu hoạt động du lịch 25.530 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì ổn định, sản lượng lương thực ước đạt 873.084 tấn.

Các dự án đầu tư công được quan tâm triển khai, góp phần thu hút đầu tư tư nhân vào Bình Thuận. Tổng số dự án trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh là 767 dự án, đến đầu năm 2025 có 699 dự án đã hoàn thành đi vào sử dụng.

“Những nút thắt hiện nay đang dần được tháo gỡ, đặc biệt tỉnh đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho các dự án. Các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh với tổng công suất lắp đặt hơn 6.517 MW, chiếm tỷ lệ 8,09% công suất lắp đặt của cả nước, tiếp tục đóng góp sản lượng điện lớn cho nền kinh tế”, ông Hoài Anh nói.

Quy mô kinh tế 121.000 tỷ, Bình Thuận khát vọng trở thành nơi đáng sống- Ảnh 2.

Các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh với tổng công suất lắp đặt hơn 6.517 MW.

Bí Thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Hoài Anh chia sẻ: “Sau 32 năm tái lập, xây dựng và phát triển, Bình Thuận đã tận dụng những lợi thế khác biệt để vượt khó, vươn lên, với quy mô nền kinh tế năm 2024 đạt 121.000 tỷ đồng. Hiện nay, Bình Thuận đang hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng biển quốc gia và quốc tế; trở thành trung tâm năng lượng xanh của cả nước”.

Năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021 - 2025), cũng là năm diễn ra đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Bình Thuận sẽ tập trung phát huy các tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và nâng cao đời sống người dân; nhằm hiện thực hóa khát vọng đưa Bình Thuận trở thành “Nơi đáng sống - Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư” cùng cả nước vươn mình, bước vào kỷ nguyên mới.

“Để đạt được mục tiêu này, cấp ủy, chính quyền tỉnh Bình Thuận sẽ lãnh đạo đẩy mạnh sắp xếp bộ máy tinh gọn, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính. Tiếp tục rà soát cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí tối đa cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030, Bình Thuận nằm trong top 20 tỉnh thành dẫn đầu về chuyển đổi số”, ông Hoài Anh nói.

Quy mô kinh tế 121.000 tỷ, Bình Thuận khát vọng trở thành nơi đáng sống- Ảnh 3.

Bình Thuận sẽ dồn sức triển khai Quy hoạch Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030.

Trong đó, tỉnh dồn sức triển khai Quy hoạch Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, gắn với việc mở rộng thành phố Phan Thiết. Phát triển mạnh ba trụ cột kinh tế , gồm công nghiệp, du lịch, nông nghiệp.

“Với những kết quả đã đạt được trong năm 2024, đặc biệt khi những vướng mắc về quy định, cơ chế, chính sách được khơi thông, nhất định sẽ tạo ra một sức bật mạnh mẽ. Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận quyết tâm vượt qua những trở ngại để thực hiện thành công các mục tiêu phía trước.

Hiện thực hóa khát vọng, xây dựng Bình Thuận phát triển nhanh bền vững, trở thành nơi đáng sống, là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư , hòa mình cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhấn mạnh.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Giá bất động sản tăng lên theo Bảng giá đất mới, nhà đầu tư nóng lòng tìm mua nhà đất cuối năm

Khi bảng giá đất mới được áp dụng, chi phí cấu thành các sản phẩm bất động sản sẽ tăng lên, đẩy giá trị của các sản phẩm bất động sản cũng trở nên đắt đỏ hơn. Trong bối cảnh đó, nỗi lo giá tiếp tục leo thang trong bối cảnh các chính sách mới bắt đầu “ngấm” vào thị trường đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư nhanh chóng tìm kiếm cơ hội sở hữu bất động sản ngay trong thời điểm cuối năm...

Chuyên gia "chỉ điểm" thời điểm đất vườn, đất nông nghiệp phía Nam tăng giá trở lại

Theo khảo sát, hiện giá đất vườn, đất nông nghiệp tại Tp.HCM và vùng lân cận bán ra thị trường đang thấp hơn giá năm 2021 khoảng trên dưới 20%.

Đất nền phân lô phía Nam lộ diện rõ thời điểm "bật giá"

Nhiều nhóm đầu tư ôm đất nền phân lô giá tốt trong năm 2023 đang "khấp khởi" mừng vui vì tín hiệu tăng giá thấy rõ về cuối năm.

Tin vui về lãi suất với người vay mua nhà ở xã hội năm 2025

Lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở là 4,7%/năm.

Nhà đầu tư Hà Nội đổ về tỉnh xem nhà, đất và "chốt" cọc ngày càng nhiều

Nhà đầu tư Hà Nội đổ về các tỉnh thành vệ tinh, ven đô như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Hòa Bình… "săn" đất nền giá rẻ chờ chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.

Cuối năm, nhà đầu tư đi săn đất nền

Càng cuối năm, nhiều nhà đầu tư chọn đi săn đất nền tiềm năng sinh lời cao, đặc biệt là khu vực ven đô khi thời gian qua, khu vực này đang “sốt nóng” từ các cuộc đấu giá đất. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo rủi ro khi nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ về phân khúc này.