Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam: Thị trường bất động sản đang ở đáy của hình chữ U

Niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản Việt Nam đang dần trở lại.

Để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản, các chuyên gia cho rằng nguồn lực tài chính, thể chế rất quan trọng. Thể chế tốt sẽ khai thông nguồn lực và giúp "tiền đẻ ra tiền".

Thị trường đang ở đáy hình chữ U

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản Việt Nam đang dần trở lại, năng lượng tích cực và những điểm sáng đã hiện diện.

Để phục hồi và phát triển thị trường bất động sản thì nguồn lực tài chính, thể chế rất quan trọng. Thể chế tốt sẽ khai thông nguồn lực và giúp "tiền đẻ ra tiền". "Chiếc áo" pháp lý được nới rộng, dư địa phát triển sẽ mở ra.

Năm 2023, thị trường bất động sản đã ấm dần lên khi Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nhìn ra những điểm nghẽn và đang đẩy nhanh cải cách thể chế, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, khắc phục những quy định pháp lý chồng chéo, bất cập, gây rủi ro cho người thực hiện.

Theo báo cáo, những điểm sáng chính sách đã xuất hiện, dù phải đến 1/1/2025 mới có hiệu lực, nhưng hiệu ứng từ những điểm mới của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sẽ tác động tích cực đến thị trường; lãi suất giảm mạnh và dần ở mức hấp dẫn để đầu tư; quá trình thanh lọc sau gần 2 năm khiến thị trường còn lại chủ yếu là các nhà phát triển uy tín và có thực lực tốt…

Quý IV/2023 đã có nhiều hơn những dự án được mở bán và thanh khoản khá; một số doanh nghiệp bắt đầu tái khởi động các dự án mới, dòng tiền bắt đầu quay trở lại thị trường sau thời gian dài phòng thủ, chờ đợi...

Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho rằng thị trường bất động sản Việt Nam hiện đang ở đáy của hình "chữ U". Dự kiến, chu kỳ sẽ tiếp tục "đi ngang" và dù rất chậm, nhưng có xu hướng nhích dần lên.

Thị trường sẽ chính thức phục hồi từ cuối quý IV/2024.Tuy nhiên, xu hướng tốc độ đi lên khá chậm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan.

“Có thể thấy, dù đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, nhưng thị trường bất động sản vẫn còn đó những khó khăn và để tháo gỡ, rất cần sự dũng cảm dám nhìn thẳng vào sự thật”, báo cáo nêu.

Theo đó, cả thị trường vẫn phải đối diện và xử lý hàng loạt vấn đề như: Sự suy giảm tổng cầu; các vướng mắc về chính sách, pháp lý chưa được xử lý triệt để ảnh hưởng đến nguồn cung; trở ngại về dòng vốn gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người mua nhà; thủ tục hành chính và quá trình thực thi chính sách, sự đồng hành cùng doanh nghiệp tại một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển…

Những Chính sách hỗ trợ của Chính phủ lớn chưa từng có

Theo TS Võ Trí Thành, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đây là giai đoạn rất khó khăn đối với thị trường bất động sản. Những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành trong thời gian qua là rất lớn, lớn hơn nhiều so với giai đoạn khủng hoảng năm 2013.

“Có thể nói, đây là những nỗ lực chưa từng có của Chính phủ đối với thị trường. Đã có rất nhiều hội nghị, cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng được tổ chức để bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Trong đó, các giải pháp hướng tới tái cấu trúc thị trường, hoàn thiện chính sách để giải quyết các điểm nghẽn của thị trường được quan tâm rất lớn.

PGS – TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội cho hay, giai đoạn vừa qua, thị trường bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do 2 rào cản: Thể chế pháp lý và tiếp cận nguồn vốn.

Với khó khăn thể chế, Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành đã rất nỗ lực tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý. Minh chứng là sau 10 năm, 3 bộ luật quan trọng là Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã được sửa đổi đồng thời và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ 1/1/2025.

Với Luật Kinh doanh Bất động sản, có một số điểm mới như: Tháo gỡ nhà ở hình thành trong tương lai, liên quan đến tiền đặt cọc; việc thanh toán nhà ở hình thành trong tương lai thành nhiều đợt, đợt đầu tiên không quá 30% giá trị của hợp đồng, đợt 2 không quá 50% giá trị hợp đồng.

Với môi giới bất động sản, các hoạt động đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Xây dựng cấp và không được hành nghề độc lập.

Bài viết cùng chuyên mục

Lộ diện thời điểm đất phân lô phía Nam "bật" tăng giá cao nhất

Những nhà đầu tư “săn” được đất phân lô giá tốt trong khoảng cuối năm 2022 đến cuối năm 2023 đang “mở cờ trong bụng” khi giá đất bắt đầu nhích dần, kì vọng bước vào chu kì tăng giá sớm hơn dự báo.

Bất động sản nghỉ dưỡng bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ, với nguồn cầu và hoạt động kinh doanh cải thiện rõ rệt tại hầu hết các điểm đến.

Hiện nay, đầu tư đất nền ngoại thành rất hấp dẫn

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội cho rằng, hiện nay giá bất động sản nội đô tăng quá cao khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng sang mua đất nền ngoại thành. Phân khúc đất nền từ đó cũng trở nên hấp dẫn hơn.

Đất nền phân lô phía Nam chính thức bước vào chu kì mới?

Cả mức độ quan tâm và giá bắt đầu nhích dần, thị trường đất nền phía Nam kì vọng sẽ bắt đầu chu kì mới vào giữa năm 2025.

Nhà căn góc có đáng mua?

Dù được nhiều người chọn mua, thậm chí có mức giá cao hơn căn thường song căn góc vẫn có những hạn chế riêng, vậy có nên mua căn góc?

Nhu cầu tìm mua bất động sản tại Việt Nam tăng 22%

Đó là chia sẻ của ông Bạch Dương – Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn (thành viên tập đoàn PropertyGuru) tại sự kiện “giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru cán mốc 10 năm vinh danh các “biểu tượng” ngành bất động sản” diễn ra tối ngày 15/11/2024 tại Tp.HCM.
Đăng tin ngay