Thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp thế nào?

Đất đai là tài sản giá trị và cũng dễ nảy sinh nhiều tranh chấp, theo đó thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp gồm những gì?

Theo khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Các loại tranh chấp đất đai gồm:

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, đây là loại tranh chấp do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên bất đồng với nhau không xác định được ranh giới, một số trường hợp đặc biệt là chiếm luôn diện tích đất của người khác.

- Tranh chấp đòi lại đất: Đây là kiểu tranh chấp đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của người đó hoặc người thân của họ.

- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp về những vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự, loại tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu...

- Tranh chấp liên quan đến đất: Là tranh chấp liên quan đến các vấn đề về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn, tranh chấp quyền thừa kế sử dụng đất.

Thủ tục cấp sổ đỏ cho đất tranh chấp

Trước khi nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất sẽ niêm yết công khai hiện trạng thửa đất, tình trạng tranh chấp...tại trụ sở UBND và khu dân cư nơi có đất trong thời hạn 15 ngày. Sau đó, UBND sẽ xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh (nếu có).

Để xác định ranh giới thửa đất, cán bộ đo đạc phối hợp với công chức địa chính cấp xã hoặc cấp thôn, tổ dân phố để hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất cùng với người sử dụng, quản lý đất có liên quan.

Từ đó, các bộ đo đạc đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng cọc, vạch sơn và lập bản mô tả ranh giới làm căn cứ đo đạc ranh giới thửa đất. Trong quá trình đo đạc, cán bộ đo đạc sẽ yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến mảnh đất.

Trong quá trình cán bộ đo đạc thửa đất của bạn, bắt buộc những người hàng xóm chủ đất liền kề phải có mặt, nếu họ vắng mặt thì phải niêm yết công khai trong vòng 15 ngày. Nếu trong thời gian niêm yết hàng xóm không chịu ký giáp ranh vì đang tranh chấp, hoặc có yêu cầu giải quyết tranh chấp thì thì UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất hòa giải. Lúc này, thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ sẽ tạm dừng.

Trong quá trình hòa giải, hai bên đều hoà giải thành công thì tranh chấp kết thúc, lúc này UBND sẽ xem xét cấp sổ đỏ cho chủ sở hữu. Trong trường hợp hoà giải không hoàn thành thì chủ sở hữu hoặc bên có tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện tại tòa án....

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Cách xử lý khi hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình

Nếu không may gặp phải tình huống nhà hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình, bạn nên xử lý như thế nào?

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng khi sử dụng giấy tờ giả liên quan đất đai

Nghị định 123 (năm 2024) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lấn chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng theo quy định mới

Theo quy định mới, với các hành vi lấn đất và chiếm đất bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 1 tỷ đồng.

Trường hợp nào người dân sẽ không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?

Theo Điều 101 Luật Đất đai 2024, khi Nhà nước thu hồi đất người sử dụng đất trong 5 nhóm sau sẽ không được bồi thường về đất.

Từ ngày 4/10, sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người dân thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng.

Người dân dễ dàng chuyển từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư theo Luật mới 2024 nhờ quy định này, nên biết để làm thủ tục

Nếu như đang sử dụng một thửa đất vừa có đất ở vừa có đất nông nghiệp, thì hộ gia đình, cá nhân được chuyển diện tích đất nông nghiệp đó sang thành ở, không cần phải phụ thuộc vào Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, mà chỉ cần phù hợp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt.
Đăng tin ngay