Bảng giá chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2024

Các loại thuế phí phải nộp khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư năm 2024.

Trường hợp 1: Chuyển đổi từ đất vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở (tức đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng một thửa đất).

Căn cứ vào Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, các trường hợp sau sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất theo giá đất ở và tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm quyết định chuyển mục đích: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng một thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư từ không được công nhận là đất ở sang làm đất ở; đất có nguồn gốc là đất từ ao, vườn gắn liền với nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển đổi quyền hoặc vì đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính trước ngày 1.7.2004 đã tự đo đạc tách thành những thửa riêng sang đất ở.

Theo đó, tiền sử dụng đất được tính theo công thức sau: Tiền sử dụng đất = 50% x (Tiền sử dụng đất theo mức giá đất ở – Tiền sử dụng đất theo mức giá đất nông nghiệp)

Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp từ được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

Tiền sử dụng đất trong trường hợp này sẽ tính theo công thức sau: Tiền sử dụng đất = (Tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp).

Các loại thuế phí phải nộp: Ngoài tiền sử dụng đất, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư, người dân còn phải nộp các loại thuế phí sau:

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận sử dụng đất: Áp dụng Nộp lệ phí trước bạ khi đất được cấp Giấy chứng nhận mới; mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

- Lệ phí trước bạ: Chỉ áp dụng đối với các trường hợp trước đó đã được cấp Giấy chứng nhận và miễn lệ phí trước bạ, sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng đất và thuộc diện phải nộp lệ phí. Cách tính lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ = (Giá đất theo bảng giá đất x Diện tích đất) x 0.5%.

- Phí thẩm định hồ sơ: Do Hội đồng nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quy định, vì vậy không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này. Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành cũng sẽ khác nhau.

Quy trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm đơn xin chuyển đổi đất theo mẫu có sẵn; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và đất ở.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu chuyển đổi.

Bước 4: Trả kết quả xử lý.

Bài viết cùng chuyên mục

Người dân bị phạt bao nhiêu tiền khi chậm sang tên sổ đỏ?

Trong 30 ngày kể từ khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, người dân buộc phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ và nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Nếu chậm người dân sẽ bị phạt.

Thuế TNCN trong trường hợp "chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất" phải tính theo giá đất trên Bảng giá đất

Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Đất đai 2024 là việc sửa đổi quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Trường hợp nào người bán nhà phải trả lại tiền đặt cọc?

Trong trường hợp người bán từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì phải trả cho bên mua tiền cọc và một khoản tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Cách xử lý khi hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình

Nếu không may gặp phải tình huống nhà hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình, bạn nên xử lý như thế nào?

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng khi sử dụng giấy tờ giả liên quan đất đai

Nghị định 123 (năm 2024) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp thế nào?

Đất đai là tài sản giá trị và cũng dễ nảy sinh nhiều tranh chấp, theo đó thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp gồm những gì?
Đăng tin ngay