Hợp thửa đất phải có chung mục đích sử dụng?

Tôi có mua hai thửa đất liền kề. Thửa số 1 có diện tích 1.300 m2 trong đó có 150 m2 đất ở và 1.150 m2 đất trồng cây lâu năm. Thửa số 2 có diện tích 600 m2 trong đó có 50 m2 đất ở và 550 m2 đất trồng cây lâu năm.

Khi tôi đề nghị được hợp hai thửa đất trên lại thành một thì văn phòng đăng ký đất đai huyện trả lời, căn cứ Điểm 2.3a Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT không hợp thửa được. Xin hỏi, vậy tôi phải chuyển mục đích sử dụng như thế nào để hai thửa đất trên được phép hợp thửa theo quy định?

Trả lời

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định tại Điểm 2.3a Khoản 2 Điều 8 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính:

"2.3. Đối tượng thửa đất

a) Thửa đất được xác định theo phạm vi quản lý, sử dụng của một người sử dụng đất hoặc của một nhóm người cùng sử dụng đất hoặc của một người được nhà nước giao quản lý đất; có cùng mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;".

Do đó, hai thửa đất liền kề muốn hợp thửa đất phải có chung mục đích sử dụng đất.

Trường hợp hai thửa đất liền kề không có cùng mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trước khi thực hiện thủ tục hợp thửa.

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Điều 6. Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:

a) Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

a) Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Biên bản xác minh thực địa;

c) Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế - kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;

d) Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;

đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;

e) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Điều 69 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Bước 2. Nộp hồ sơ

- Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Tiếp nhận hồ sơ: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Xử lý, giải quyết yêu cầu

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 4. Trả kết quả

- Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

- Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Người dân bị phạt bao nhiêu tiền khi chậm sang tên sổ đỏ?

Trong 30 ngày kể từ khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, người dân buộc phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ và nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Nếu chậm người dân sẽ bị phạt.

Thuế TNCN trong trường hợp "chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất" phải tính theo giá đất trên Bảng giá đất

Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Đất đai 2024 là việc sửa đổi quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Trường hợp nào người bán nhà phải trả lại tiền đặt cọc?

Trong trường hợp người bán từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì phải trả cho bên mua tiền cọc và một khoản tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Cách xử lý khi hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình

Nếu không may gặp phải tình huống nhà hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình, bạn nên xử lý như thế nào?

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng khi sử dụng giấy tờ giả liên quan đất đai

Nghị định 123 (năm 2024) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp thế nào?

Đất đai là tài sản giá trị và cũng dễ nảy sinh nhiều tranh chấp, theo đó thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp gồm những gì?
Đăng tin ngay