Luật Đất đai 2024 quy định 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ

Sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, 8 trường hợp "ngoại lệ" này sẽ không bị tháo dỡ nếu như đáp ứng đủ các tiêu chí, yêu cầu.

Theo như quy định, người dân sẽ bị phạt tiền hoặc bị cưỡng chế tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng khi sử dụng đất không đúng với mục đích.

Mặc dù vậy, sau khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, 8 trường hợp sẽ không bị phá dỡ nếu đáp ứng các điều kiện gồm:

- Xảy ra sau ngày 4/1/2008 mà đã kết thúc trước 15/1/2018 với 3 trường hợp đầu, hành vi vi phạm kết thúc trước ngày 15/1/2018 với 5 trường hợp còn lại.

- Không vi phạm chỉ giới xây dựng;

- Không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận;

- Không có tranh chấp;

- Được xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;

- Hiện nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép sẽ không bị tháo dỡ (đủ điều kiện) gồm:

1. Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà không có giấy phép xây dựng.

2. Công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp.

3. Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo.

5. Tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới.

6. Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định cần phải có giấy phép xây dựng.

7. Xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng.

8. Đối với hành vi xây dựng không phép, xây dựng sai phép, xây dựng sai thiết kế được phê duyệt theo quy định của Nghị định 23/2009/NĐ-CP mà đã ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ, nhưng đến ngày 30/11/2013 vẫn chưa thực hiện.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Người dân bị phạt bao nhiêu tiền khi chậm sang tên sổ đỏ?

Trong 30 ngày kể từ khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, người dân buộc phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ và nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân trong thời gian 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Nếu chậm người dân sẽ bị phạt.

Thuế TNCN trong trường hợp "chỉ chuyển nhượng quyền sử dụng đất" phải tính theo giá đất trên Bảng giá đất

Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Đất đai 2024 là việc sửa đổi quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

Trường hợp nào người bán nhà phải trả lại tiền đặt cọc?

Trong trường hợp người bán từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì phải trả cho bên mua tiền cọc và một khoản tương đương giá trị tài sản đặt cọc.

Cách xử lý khi hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình

Nếu không may gặp phải tình huống nhà hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình, bạn nên xử lý như thế nào?

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng khi sử dụng giấy tờ giả liên quan đất đai

Nghị định 123 (năm 2024) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp thế nào?

Đất đai là tài sản giá trị và cũng dễ nảy sinh nhiều tranh chấp, theo đó thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp gồm những gì?
Đăng tin ngay