Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

Hộ gia đình đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước khi luật mới có hiệu lực sẽ có quyền và nghĩa vụ như với cá nhân sử dụng đất.

Từ 1/1/2025, hộ gia đình không thuộc diện được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; các trường hợp cấp trước đó sẽ được coi như cá nhân sử dụng đất.

Lý do được cơ quan soạn thảo đưa ra là việc xác định các thành viên trong hộ gia đình gặp nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến các giao dịch đất đai. Hộ gia đình sử dụng đất trước khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sẽ được coi như nhóm người có chung quyền sử dụng đất.

Hộ gia đình đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước khi luật mới có hiệu lực sẽ có quyền và nghĩa vụ như với cá nhân sử dụng đất.

Theo đó, khi cơ quan nhà nước giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì phải ghi cụ thể các cá nhân là thành viên vào quyết định.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trước ngày 1/1/2025, được tiếp tục sử dụng theo thời hạn còn lại. Khi hết thời gian sử dụng đất, họ sẽ được gia hạn theo hình thức giao đất, cho thuê đất với các cá nhân là thành viên hộ gia đình.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 nêu 7 trường hợp người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê lại đất.

Các tổ chức trong nước gồm: cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đơn vị vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế.

Tổ chức tôn giáo, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cũng thuộc diện người sử dụng đất.

Người sử dụng đất còn gồm tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao như cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, đại diện tổ chức liên chính phủ.

Như vậy, so với Luật Đất đai 2013, luật mới đã bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Cách xử lý khi hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình

Nếu không may gặp phải tình huống nhà hàng xóm được cấp sổ đỏ chồng lên đất nhà mình, bạn nên xử lý như thế nào?

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng khi sử dụng giấy tờ giả liên quan đất đai

Nghị định 123 (năm 2024) của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp thế nào?

Đất đai là tài sản giá trị và cũng dễ nảy sinh nhiều tranh chấp, theo đó thủ tục cấp sổ đỏ đất tranh chấp gồm những gì?

Lấn chiếm đất bị phạt tới 1 tỷ đồng theo quy định mới

Theo quy định mới, với các hành vi lấn đất và chiếm đất bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 1 tỷ đồng.

Trường hợp nào người dân sẽ không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?

Theo Điều 101 Luật Đất đai 2024, khi Nhà nước thu hồi đất người sử dụng đất trong 5 nhóm sau sẽ không được bồi thường về đất.

Từ ngày 4/10, sang tên sổ đỏ mà không đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt như thế nào?

Người dân thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà không đăng ký biến động đất đai sẽ bị xử phạt từ 2-3 triệu đồng.
Đăng tin ngay